CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA GAN

Ngày:06/18/2021 lúc 11:45AM

Gan là bộ phận quan trọng dung nạp , đào thải độc tố của cơ thể . Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo gan , dẫn đến việc bảo vệ và chăm sóc gan tốt nhất . Tìm hiểu kĩ hơn cấu tạo và chức năng của gan? Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể ? Giữ vai trò thiết yếu gì ? 

 

 

1 Cấu tạo của gan 

Mô tả kích thước , hình dáng , khối lượng , vị trí 

-Vị trí :  nằm ở vị trí giữa ổ bụng, dưới lồng ngực, phía bên tay phải và tiếp giáp với nhiều bộ phận khác của cơ thể.

-Khối lượng : Khối lượng gan nặng từ 1,4 – 1,8 kg đối với nam và 1,2 – 1,4 kg đối với nữ, nếu cộng thêm lượng máu trong gan là 800 – 900 ml thì gan sẽ nặng trung bình 2,3 – 2,4 kg.

- Kích thước bề ngang dài 25 – 28cm, bề trước sau rộng 16 – 20 cm, chiều cao (độ dày) từ 6 – 8 cm.

-Hình dáng : Hình thể của gan gồm 2 mặt: mặt hoành lồi và mặt tạng phẳng, ranh giới phía trước là bờ dưới còn ranh giới phía sau không rõ. Hình thể của gan sẽ có sự thay đổi so với bình thường tùy vào thể trạng của từng người.

Gan có 4 thùy: thùy phải, thùy trái, thùy vuông và thùy đuôi được chia bởi 2 rãnh dọc và 1 rãnh ngang hình chữ H.

Bờ dưới của gan rõ và sắc chạy từ phải sang trái, giữa phần trước của mặt hoành và mặt tạng, gồm 2 khuyết: khuyết dây chằng tròn và khuyết túi mật.

Cấu tạo và chức năng của gan bao gồm các phần chính là phúc mạc, các thùy, tế bào, mạch máu và ống dẫn mật.

- Phúc mạc : kết nối gan tại 4 vị trí là dây chằng vành, dây chằng falciform, dây chằng tam giác phải và dây chằng tam giác trái

-Các thùy : cấu trúc phía trong của gan được tạo thành từ khoảng 100.000 đơn vị chức năng có hình lục giác gọi là tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy bao gồm 1 tĩnh mạch trung tâm, bao xung quanh là 6 động mạch cùng 6 tĩnh mạch cửa.

-Tế bào

  • Các tế bào Kupffer: Đây là một loại đại thực bào có tác dụng bắt và phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ, nó sẽ bị bào mòn khi đi qua các sin.

  • Tế bào gan: Chính là tế bào biểu mô cuboidal lót xoang, giúp tạo nên phần lớn các tế bào trong cơ quan này. Tế bào gan thực hiện hầu hết các chức năng như chuyển hóa, lưu trữ, sản xuất mật hay tiêu hóa.

- Mạch máu : không giống như các cơ quan khác, gan nhận máu từ cả động mạch gan riêng và tĩnh mạch cửa.

-Ống dẫn mật : các ống mang mật qua túi mật và gan được gọi là ống dẫn mật, chúng tạo thành một cấu trúc phân nhánh hay còn gọi là cây mật

2. Chức năng của gan

 

 

-Sản xuất mật: Mật giúp cho ruột non phân hủy cũng như hấp thụ chất béo, vitamin và các cholesterol. Trong mật có chứa các thành phần như muối mật, bilirubin, cholesterol, nước và chất điện giải.

-Cấu tạo và chức năng của gan dự trữ : Ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, gan còn đảm nhiệm chức năng dự trữ vitamin và khoáng chất như vitamin A,B,C,D,E, sắt và đồng

-Chuyển hóa chất béo: Mật sẽ giúp phá vỡ chất béo, từ đó làm cho chúng dễ tiêu hóa hơn.

 -Lọc máu: Gan có chức năng loại bỏ rất nhiều hợp chất ra khỏi cơ thể. Bao gồm các hormone như aldosterone hay estrogen và các hợp chất từ ngoài cơ thể như rượu hay các loại thuốc.

-Chuyển hóa protein: Mật sẽ làm nhiệm vụ phá vỡ protein để tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng.

-Sản xuất albumin: Albumin chính là protein phổ biến nhất ở trong huyết thanh. Nó giúp vận chuyển axit béo và hormone steroid, từ đó duy trì áp suất chính xác, đồng thời ngăn ngừa rò rỉ mạch máu.

-Chức năng chống độc, thải độc: Giữ lại kim loại nặng như chì, đồng, thủy ngân… và thải ra ngoài .Biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc tố hơn bằng các phản ứng hóa học rồi thải ra ngoài theo đường mật hoặc đường thận

 
TG
Tin cùng chuyên mục :
BÌNH LUẬN